Sai Lầm Khi Chọn Mua Giày Thể Thao Cho Và Cách Tránh Chúng
Chọn mua giày thể thao trẻ em tưởng chừng đơn giản nhưng rất dễ mắc sai lầm gây ảnh hưởng tới sự phát triển cho đôi bàn chân của trẻ. Sự phát triển của bàn chân trong thời kỳ tăng trưởng rất quan trọng với bé. Nếu không cẩn thận trong việc lựa chọn giày thể thao, chân trẻ không những khó chịu mà còn gây biến dạng. Để tránh những rủi ro và tai nạn đáng tiếc, bạn cần tránh 4 sai lầm sau đây để tránh trước khi mua giày dép trẻ em. Cùng Fandy tham khảo bài viết hôm nay.
Phía trên giày càng mềm càng tốt
Phía trên giày càng mềm càng tốt là quan điểm sai lầm, chỉ nên chọn các đôi giày mà phía trên có độ cứng vừa phải. Vì một đôi giày quá mềm sẽ khó bảo vệ chân khi trẻ hiếu động, đặc biệt là trẻ trong thời kỳ tập đi, và thích đi lung tung.
Quan trọng là khung xương bàn chân của trẻ còn mềm, mua 1 đôi giày không thích hợp thì những ngón chân của trẻ không được cố định nên rất dễ dàng tạo thành dáng đi xấu, gây bong gân cổ chân và dây chằng. Tốt nhất hãy ưu tiên các đôi giày có độ thông thoáng cao, tránh mua giày da tổng hợp hoặc giày nhựa.
Cách chọn: Không nên mua những đôi giày có độ thông thoáng kém, tránh chân trẻ bị hầm bí. Điều này sẽ làm bàn chân giãn ra và yếu đi, không đủ sức nâng đỡ vòm bàn chân, dẫn tới tình trạng bàn chân bẹt.
Chọn size giày lớn hơn vài số so với chân trẻ
Trẻ em thường nhanh lớn nên nhiều cha mẹ có suy nghĩ là chọn size giày hay dép lớn hơn vài số để tiết kiệm hơn. Quả thật là điều này giúp tiết kiệm hơn vì giảm được số lần phải thay giày mới. Nhưng giày size rộng nên chân trẻ không có điểm tựa ổn định nên thường bị xô lệch phía trước, và dễ gấp ngã hơn.
Cách chọn: Trong quá trình chọn giày, đặt trẻ đặt chân xuống gót giày rồi ấn giữ ngón chân trẻ. Giày chỉ rộng vừa với bàn chân là được, tránh mua giày cỡ lớn.
Đế giày càng dễ uốn cong càng tốt
Bạn hãy gập đế giày xem có dễ dàng cong lại không. Thông thường, đôi giày có độ cong cho thấy phần đế rất tốt, phù hợp cho trẻ chạy nhảy. Đồng thời, cha mẹ cần chú ý đến chất liệu của đế. Đế giày cứng sẽ làm xương biến dạng và tổn thương cơ bàn chân. Trong khi đó, nếu đế quá mềm thì độ cong lớn dễ làm tổn thương vòm bàn chân của trẻ. Cách tốt nhất để xem độ cứng giày có phù hợp không là xem vị trí phần đế bị cong.
Cách chọn: Thông thường, 1/3 đế phía trước dễ uốn cong còn 2/3 phía sau không dễ uốn là đôi giày thích hợp cho trẻ.
Chọn giày theo xu hướng
Giày thể thao trẻ em có nhiều kiểu dáng và mẫu mã mới lạ. Đặc biệt, giày bé gái thường đính thêm các phụ kiện nhỏ rất bắt mắt. Tuy nhiên, chúng trở thành rào cản khi trẻ di chuyển. Chú ý không nên cho trẻ đi đôi giày có tiếng kêu hay âm thanh. Nếu trẻ đi đôi giày này trong thời gian dài sẽ làm chân bé tập tễnh, bên cao bên thấp. Gây ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân của trẻ, dễ khiến trẻ mất tập trung nên không an toàn khi đi.
Cách chọn: Trẻ còn nhỏ nên không phải mua giày hợp thời trang hay theo xu hướng. Trong thời kỳ bàn chân trẻ đang phát triển nên ưu tiên sự thông thoáng và thoải mái.
Chọn giày phù hợp theo độ tuổi
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: Trong độ tuổi này, trẻ chưa có vòm chân mà khả năng phối hợp và sự ổn định của chân còn kém. Nên ưu tiên hàng đầu cho giày dép có chất liệu thoáng khí, mềm mại, ấm áp.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Bàn chân trẻ trong độ tuổi này bắt đầu phát triển nhanh và dần hình thành vòm bàn chân. Vì vậy, cha mẹ nên chọn mua các đôi giày nhẹ, mềm và có độ cứng vừa phải.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Bàn chân trẻ lúc đã phát triển gần 60% so với người lớn. Nhưng bàn chân vẫn chưa đủ khỏe còn cần được bảo vệ. Giai đoạn này cha mẹ nên chọn cho trẻ các đôi giày có độ cứng gót cố định để bảo vệ khớp cổ chân của trẻ. Không mua những đôi giày dáng hẹp với phần gót cao và có độ vênh phía trước lớn để tránh gây biến dạng và làm tổn thương cơ bàn chân của trẻ.
- Trẻ từ 7 – 9 tuổi: Đến độ tuổi này, bàn chân của trẻ rất linh hoạt. Nếu trẻ hiếu động, thì nên chọn giày thể thao để có độ ổn định tối ưu hay giày vải có độ thoáng khí.
Kết luận
Bàn chân của bé phát triển khá nhanh trong từng độ tuổi. Để bàn chân trẻ được phát triển cân đối và khỏe mạnh, bố mẹ cần lưu ý và kiểm tra giày dép của trẻ thường xuyên. Đặc biệt, hãy chọn giày dép cho trẻ thật kỹ và tránh những sai lầm trên đây.